Breaking News

Dựa vào các triệu chứng để có cách ăn uống hợp lý nhất trong điều trị bệnh đau đầu

Dựa vào các triệu chứng để có cách ăn uống hợp lý nhất trong điều trị bệnh đau đầu


Căn cứ vào cách phân tích triệu chứng bệnh đau đầu trong Đông y, đối chiếu với các triệu chứng và từng cá thể mà có sự chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên hình thái phát sinh bệnh đau đầu có lúc vẫn không điển hình. Do vậy, đế người bệnh có sự am hiểu nhất định và tự suy đoán xem rốt cuộc bệnh của mình thuộc loại chứng nào? Ngoài việc dựa vào các bệnh chứng đã giới thiệu ở phần trên chúng ta còn có thể phân biệt 2 điểm dưới đây.

Dựa vào các triệu chứng để có cách ăn uống hợp lý nhất trong điều trị bệnh đau đầu


(1) Tùy thời gian phát sinh hênh đau đầu: Ví dụ thông thường đau vào buổi sáng sớm thì người bệnh sẽ có nhiều khí hư; đau vào buổi trưa sẽ là can dương vượng. Đau vào buổi chiều và lúc hoàng hôn người bệnh lại ở trạng thái huyết hư.

(2) Nếu tính chất của đau đầu như: người liệt thì hầu hết có tính phong nhiệt; Nếu người đau đầu nhìn vật bị lóa  thì hầu hết ở trạng thái phong ôn; Cơn đau âm ỉ có cảm giác trông rỗng thì phần nhiều ở trạng thái khí hư; Nếu đau đầu mà mê man lại có cảm giác lo sợ thì phần nhiều là huyết hư; Nếu cdn đau mà co giật lại kèm theo hoa mắt thì người bệnh phần nhiều là can dương vượng; Đầu óc cảm thấy trống rỗng là thận hư; Còn cơn đau có cảm giác như kim châm là huyết ứ.

>> Phương pháp tự chữa bệnh đau đầu bằng biện pháp thông mũi

1. Đau đầu phong hàn

(1) Trà gừng tươi

Gừng tươi 3 miếng, đường đỏ nửa thìa con, cho nước vào đun sôi, uống ngay lúc nóng.

(2) Trà đường xuyên khung

Xuyên khung, trà xanh mỗi loại 6g, đường đỏ vừa đủ, nước sạch 1 bát, đun còn nửa bát uống.

(3) Cháo phòng phong

Phòng phong 10-15g, hành trắng 2 cọng, gạo 50-100g. 2 vị đầu đun lấy nước (dịch), khi nấu gạo cho tối nhừ đổ nước dịch của 2 vị đầu vào đun sôi là được.

(4) Cháo tía tô

Lá tía tô l0g, gạo l00 g, đun gạo thành cháo trước, khi sắp chín cho lá tía tô vào đun lên. Khi được ăn cháo cả lá tía tô.

2. Đau đầu phong nhiệt


(1) Trà thương nhĩ tử

Thương nhĩ tử 6g đun thành canh uống  thay nước trà.

(2) Trà hạnh nhân hoa cúc

Hạnh nhân 6g, bỏ vỏ giã nát, hoa cúc 6g đun lên uổng thay trà cũng có tác dụng rất tốt.

(3) Canh gừng, củ cải tươi

Củ cải trắng rửa sạch thái lát, gừng tươi (sinh khương) 3 miếng, nưốc 1000-1500ml, đun còn 800- l000 ml, rồi cho đường trắng lượng vừa đủ vào uống 1 nửa, 30 phút sau uống nốt.

(4) Cháo đậu cổ, kinh giới

Đậu cổ 15-20g, kinh giới 3-6g, ma hoàng l-2g, dễ sắn dây 20-30g, sơn bản 3g, ngọn thạch cao 60-90g, sinh khương (gừng tươi) 3 miếng, kinh bạch 2 cọng, tất cả cho vào đun lấy nước. Thời gian đun không cần quá dài, sau khi sôi, đun thêm 5-10 phút là được. Sau đó cho gạo vào đun thành cháo rồi chia lần ra ăn, nếu lúc ăn mà ra mồ hôi là giảm đau đầu như vậy có thể dừng được.

(5) Đầu cá tần khung chỉ


Xuyên khung 3-9g, bạch chỉ 6-9g, dùng vải bọc lại ninh với đầu cá mè, đun vói ngọn lửa nhỏ cho đến khi đầu cá nhừ, rồi dùng uống canh ăn cá.

Không có nhận xét nào